Tăng trưởng ngành F&B: Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu F&B và công thức chiến thắng từ chăm sóc khách hàng

Tăng trưởng ngành F&B: Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu F&B và công thức chiến thắng từ chăm sóc khách hàng

Công thức chiến thắng từ những doanh nghiệp dẫn đầu ngành F&B. Cần tập trung vào điều gì, xây dựng như thế nào để hiệu quả



  • Tại sao nhiều chuỗi F&B rất mạnh mà vẫn thất bại?
  • Tại sao thị trường F&B có sức cạnh tranh lớn?
  • Và tại sao vẫn nên gia nhập F&B?

Với một vài nghiên cứu từ các nguồn như Vietnamreport, Brandvietnam,… cho thấy mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau dịch nhưng thị trường F&B vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và đang có dấu hiệu tăng mạnh trong tương lai. Tại sao? Chuyển Đổi Số 365 sẽ chia sẻ một số khía cạnh về mức độ tăng trưởng ngành F&B có thể bạn chưa biết. Cùng tìm hiểu nhé!

>> Xem thêm: 07 Điều cần chuẩn bị khi khởi nghiệp F&B

Một số nhận định hay về ngành F&B

1. Bếp ăn chung cần thương hiệu mạnh

Vừa rồi khi hàng loạt thương hiệu chuỗi lớn sa lầy như Burger King, The KAfe v.v… thì hàng loạt bài báo đã cảnh báo việc về độ nóng của chuỗi và đưa ra nhiều “khuyến nghị”.

Thực ra, kinh doanh chuỗi nhà hàng fastfood nói riêng và kinh doanh chuỗi nói chung không sa lầy hay hết thời. Thực ra, kinh doanh chuỗi là xu hướng của thế giới và ở nước ta, nó mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.

Tổng quan thị trường F&B
Tổng quan thị trường F&B

Cha đẻ của Marketing hiện đại, GS Phillip Kotler, khi đến Việt Nam đã đưa ra một gợi ý cho slogan của Du lịch Việt Nam: “Việt Nam – Bếp ăn của thế giới”. Đây là một ý tưởng xuất sắc.

Tuy nhiên, ngoài việc tự hào về sự phong phú của ẩm thực Việt, hay tự hào đồ ăn Việt là lành, là ngon, là v.v… thì hãy thực tế, chúng ta cần phải những thương hiệu ẩm thực mạnh nếu thực sự muốn Việt Nam thành “bếp ăn của thế giới”.

2. Cách thức nào tạo thương hiệu mạnh trong lĩnh vực F&B?

Cách thức để tạo thành thương hiệu ẩm thực mạnh? Câu trả lời là: Xây dựng chuỗi là con đường hiệu quả bậc nhất để có được những thương hiệu ẩm thực mạnh.

Một vài thương hiệu ẩm thực mua nhượng quyền từ những thương hiệu lớn quốc tế đang gặp khó, nhưng theo tôi, nguyên nhân đến từ việc khác chứ không phải đến từ mô hình vận hành theo chuỗi.

Bởi ngoài sự khó khăn của Burger King, chúng ta cũng chứng kiến rất nhiều thương hiệu Việt đã và đang phát triển chuỗi thành công trong thời gian gần đây. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt cái tên đình đám như chuỗi thương hiệu nhà hàng của Golden Gate, Red Sun, Highland Coffee, Cộng, Urban Station, The Coffee House. Đó là chưa kể đến những thương hiệu khác như Bánh mỳ Minh Nhật, The Kafe, Phở Ông Hùng, Món Huế v.v…

3. Rủi ro khi kinh doanh F&B

Ngoài ra, còn những rủi ro khác của ngành F&B phải đối mặt như:

  1. Mức giá thuê nhà ở những vị trí đắc địa tại TPHCM và Hà Nội là khá cao.
  2. Thời gian thuê nhà không dài.
  3. Nhân sự ít khi coi phục vụ trong nhà hàng là 1 nghề nghiêm túc.
  4. Chi phí vận chuyển một số nguyên liệu thực phẩm từ công ty mẹ sang Việt Nam rất cao dẫn đến mức giá của một số chuỗi fast food quốc tế tại Việt Nam quá cao so với nhu cầu của người tiêu dùng.

4. Quan trọng: Sản phẩm là không đủ…

Làm sản phẩm ngon hơn chưa chắc đã kinh doanh tốt hơn.

Rất nhiều người khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống bởi khi bước vào một nhà hàng nào đó, chứng kiến nhà hàng đông nghịt khách và sau khi thử món ăn thì thấy món ăn của nhà hàng đó sao cũng tầm thường, mình làm còn ngon hơn.

Và thế là bạn về nhà, nung nấu ý tưởng và “boom”, một quán ăn ra đời. Sau đó, rất nhiều trường hợp phải âm thầm đóng cửa với lời trách móc, tại sao mình làm ngon hơn “nó”, sạch hơn “nó” mà “nó” đông khách thế trong khi mình chẳng có khách?

Nếu một ngày nào đó, bạn tìm ra được một công thức làm bán burger ngon hơn BigMac của McDonald’s thì cũng đừng vội nghĩ là bạn đã nắm trong tay vũ khí để có thể tạo dựng được một thương hiệu như McDonald’s.

Không khó để bạn có thể làm cánh gà ngon hơn KFC nhưng sẽ là cực kỳ khó để bạn có thể xây dựng được một thương hiệu tầm vóc quốc tế như KFC, như McDonald’s hay Burger King.

Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh nhà hàng - Website đặt bàn đặt món online
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh nhà hàng – Website đặt bàn đặt món online

5. Thấu hiểu “pain points” – điểm đau của khách hàng

“Pain points” hay điểm đau của khách hàng là một thuật ngữ trong Marketing chỉ những vấn đề cụ thể mà khách hàng của thương hiệu gặp phải trong suốt hành trình trải nghiệm dịch vụ của họ. Việc xác định “pain points” của khách hàng không phải là điều dễ dàng đối với các nhà hàng/cafe. Đặc biệt, mỗi thị trường khác nhau, mỗi nhóm đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những pain points khác nhau.

Không phải tất cả mọi khách hàng đều có thể nhận biết được những điểm đau mà họ gặp phải trong hành trình khách hàng của mình. Điều quan trọng mà thương hiệu cần làm là giúp khách hàng nhận ra được vấn đề họ gặp phải là ở đâu và giải quyết các “pain points” này một cách hiệu quả. 

Nếu xác định và nắm bắt được nỗi đau của khách hàng mục tiêu, nhà hàng/cafe có thể cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ để đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Điều đó không những giúp thu hút khách hàng mới, mà còn khiến khách hàng hiện tại trung thành và gắn bó với thương hiệu, khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu tới người thân, bạn bè xung quanh có nhu cầu. 

Một số “pain points” của khách hàng:

  • Nỗi đau về tài chính
  • Nỗi đau về quy trình
  • Nỗi đau về sự hỗ trợ
  • Nỗi đau về năng suất

>> Xem thêm: Cách tối ưu hóa cho website ngành F&B hiệu quả

Top 10 doanh nghiệp F&B dẫn đầu năm 2022

Dự báo về xu hướng tăng trưởng ngành F&B, Payoo cho rằng trong quý II năm nay ngành sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao nhờ vào các chính sách kích cầu của Chính phủ đã giúp ngành du lịch đã bắt đầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành đã thành công trong việc khống chế dịch bệnh, tâm lý người dân ổn định sau thời gian dài giãn cách nên họ đã mạnh dạn đi ăn ngoài hơn trước.

rong tháng 4 vừa qua, KFC Việt Nam tiếp tục dẫn đầu Bảng xếp hạng, mặc dù lượng tương tác giảm còn 243,958 trong các chương trình khuyến mãi của thương hiệu. Các vị trí 2 và 3 vẫn là hai thương hiệu đồ uống Phúc LongThe Coffee House (Trà cà phê VN). Gong ChaKOI Café lần lượt tăng 7 hạng và 5 hạng, trong khi đó, công ty Việt Thái Quốc tế (Highlands Coffee) ghi nhận giảm 2 hạng so với tháng 3 vừa qua.

Top hành vi thảo luận của khách hàng và doanh nghiệp trên mạng xã hội. Nguồn Reputa
Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu ngành F&B quý I/2022

Trà sữa trân châu dẫn đầu Danh sách các loại đồ uống nhận nhiều lượt thảo luận nhất trên Mạng xã hội, chiếm gần 56% thảo luận của người dùng. Kế đến là Sữa tươi trân châu (chiếm 12.62%), các loại Café (chiếm gần 11.97%),… Song song đó, tại Danh sách các loại thức ăn được thảo luận nhiều nhất trên Mạng xã hội, Bánh tráng ghi nhận đứng vị trí đầu, chiếm 18.12% trên tổng thảo luận của người dùng. Vị trí thứ hai và thứ ba lần lượt là Lẩu (bò, thái,…) (16.87%) và Gà rán (16.51%).

Trên Mạng xã hội, “Không gian quán” và “Hỏi đáp thông tin” là các nội dung nhận được nhiều quan tâm nhất của nhóm Khách hàng, ghi nhận lần lượt 40.33% và 32.88% nội dung thảo luận, chiếm phần lớn nội dung thảo luận của người dùng về ngành. Tại nhóm hành vi chính của nhóm Doanh nghiệp, “Giá cả” và “Hoạt động kinh doanh” đang là hai nội dung được đề cập nhiều nhất, chiếm lần lượt gần 29.48% và 25.13% nội dung thảo luận.

Top hành vi thảo luận của khách hàng và doanh nghiệp trên mạng xã hội. Nguồn Reputa
Top hành vi thảo luận của khách hàng và doanh nghiệp trên mạng xã hội. Nguồn Reputa

Công thức chiến thắng nằm trong hai từ: KHÁCH HÀNG

Với bất kì doanh nghiệp hiện nay, khách hàng chính là những nhà đầu tư lớn nhất của họ. Vậy bí quyết chính sẽ đến từ vị trí của “người thứ 3” này. Tại sao lại nói như vậy? Có 2 nguyên nhân chính:

Có doanh thu sẽ dễ gọi vốn

Một khi đã là doanh nhân thì người ta đủ sáng suốt để lựa chọn những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển để đầu tư vào. Mà tiềm năng này thể hiện qua các con số. Số lượng khách tăng dần, doanh thu, số phản hồi của khách hàng, số lần khách hàng quay lại tăng,….Tất cả điều này sẽ quy đổi ra doanh số.

Khách hàng là nhân viên kinh doanh miễn phí cho doanh nghiệp

Bên cạnh việc mua sản phẩm, khách hàng còn giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm thông qua quá trình sử dụng, feedback, chia sẻ lên các trang xã hội, giới thiệu cho bạn bè. Tâm lý của người tiêu dùng là thường tham khảo ý kiến trước khi quyết định mua sản phẩm. Là người quen của họ, họ càng tin tưởng hơn. 

Việc có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm với đánh giá tốt là tài sản quý giá cho doanh nghiệp, là thước đo giá trị sản phẩm hoàn toàn xứng đáng được lựa chọn. Marketing truyền miệng như trên vừa tiết kiệm chi phí, vừa hiệu quả và dài lâu. 

Giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ

Rất rõ ràng, khách hàng là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Sứ mệnh của mỗi nhà sản xuất/phân phối là mang đến sản phẩm tốt nhất để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Nếu không có sự nâng cấp sản phẩm, bạn sẽ trở nên lỗi thời, khiến khách hàng thấy nhàm chán và bị đối thủ với dòng sản phẩm hiện đại, ưu việt hơn bỏ xa. Đồng thời, rất có thể sản phẩm thay đổi của bạn chưa phù hợp, vấp phải ý kiến phản đối từ khách hàng, phung phí chi phí và uy tín của doanh nghiệp.

Giải pháp chăm sóc khách hàng, Tích điểm đổi quà ngay trên Zalo Panda Loyalty

Quản lý khách hàng

Hệ thống lưu trữ thống kê dữ liệu khách hàng để trợ giúp bộ phận kinh doanh tìm kiếm, quản lý theo dõi & sử dụng thông tin khách hàng một cách hiệu quả nhất

Xếp hạng thành viên

Dựa trên số điểm tích lũy được khi mua hàng hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó khi hoàn thành sẽ phân loại khách hàng lên các thứ hạng để nhận nhiều ưu đãi đặc biệt hơn

Tích hợp E-commerce

Hệ thống tích hợp bán hàng nhanh chóng và các ưu đãi và chương trình khuyến mãi của cửa hàng với các trang thương mại điện tử như website bán hàng, Shopee, Lazada…

Tích điểm thành viên

Xây dựng các chương trình tích điểm thưởng để thể hiện sự quan tâm và ưu đãi đối với các khách hàng thân thiết, khuyến khích khách hàng quay lại và tăng thứ hạng thành viên

Đổi điểm thưởng thành quà tặng, voucher,…

Hiển thị số điểm, danh sách các phần thưởng và lịch sử sử dụng điểm thưởng. Tự động cập nhật nhắc nhớ kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Tránh trường hợp khách hàng có thể bỏ xót không nhận thưởng.

Thông báo tin tức, chương trình khuyến mãi

Tiết kiệm chi phí marketing bằng cách hiển thị các nội dung, tin tức bài viết hoặc video khuyến mãi, sản phẩm mới… cũng như tiếp thị nội dung thông báo cần thiết nhanh chóng tùy chỉnh

Số hoá quá trình chăm sóc khách hàng qua gửi thông báo ưu đãi đến khách hàng, sử dụng ưu đãi, khuyến mãi, voucher theo chiến dịch.

Tích hợp mạng xã hội

Tích hợp triển khai các chiến dịch chăm sóc khách hàng, tích điểm, mua bán online ngay trên nền tảng Social Network nổi bật hiện nay như: Tiktok, Zalo, Telegram, Facebook…

Chuyển Đổi Số 365 – Đơn vị xây dựng và phát triển phần mềm chất lượng tại Hồ Chí Minh. Với những dịch vụ kinh doanh chủ yếu:

  • Phát triển phần mềm tích điểm đổi quà chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý doanh nghiệp
  • Thiết kế website doanh nghiệp, Landing Page, Website bán hàng chuẩn SEO, Design UI/UX
  • Gia công phần mềm theo yêu cầu
  • Nền tảng website đặt bàn, đặt món online cho chuỗi nhà hàng, quán ăn,…
  • Email doanh nghiệp
  • Outsource IT

Chuyển Đổi Số 365 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp

– Địa chỉ: Tầng 04, QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
– Fanpage: Chuyển đổi số 365
– Hotline: 0704550073
– Email: chuyendoiso@aegona.com