7 điều cần chuẩn bị khi khởi nghiệp ngành F&B

7 điều cần chuẩn bị khi khởi nghiệp ngành F&B

Toàn cảnh thị trường F&B 2022, xu hướng hành vi khách hàng và 7 điều cần chuẩn bị khi quyết định khởi nghiệp F&B tối ưu hiệu quả tốt nhất



7 điều cần chuẩn bị khi quyết định khởi nghiệp F&B để có hiệu quả tốt nhất là nguồn vốn, cách vận hành, các dịch vụ, marketing, giá, trang thiết bị, công nghệ ứng dụng,… Cùng Chuyển đổi số 365 tìm hiểu sâu hơn nhé.

Làn sóng Covid 19 trong năm 2021 tác động mạnh mẽ đến thị trường F&B Việt Nam. Nền kinh tế tăng trưởng và phục hồi như thế nào hậu dịch? Những xu hướng nào sẽ tiếp tục định hình thị trường trong năm tới? Và cần chuẩn bị gì nếu quyết định khởi nghiệp ngành F&B, tối ưu hiệu quả và lợi nhuận tốt nhất? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Website Đặt Món, Đặt Bàn Online Cho Nhà Hàng, Quán Cà Phê Giá Tốt Nhất

Toàn cảnh bức tranh thị trường F&B 2022

Mặc dù bị ảnh hưởng kéo dài 2 năm do dịch COVID-19 nhưng doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống (doanh nghiệp F&B) vẫn có doanh thu quý 1/2022 cao. Dự kiến trong quý 2/2022, doanh nghiệp F&B sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa, tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Thị trường F&B đầu năm 2022

Trong năm vừa qua, các “cú sốc” do đại dịch Covid-19 đã tạo nên nhiều chuyển biến sâu sắc đối với thị trường. Trong quý III/2021, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) giảm 6.7% trong khi sự đứt gãy chuỗi giá trị và niềm tin của người tiêu dùng vẫn chưa kịp phục hồi trở lại từ hai quý trước đó. Bên cạnh đó, những xu hướng và hành vi tiêu dùng mới được dự đoán sẽ tiếp tục kéo dài trong các năm tiếp theo, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng, đổi mới sáng tạo và xây dựng giải pháp ứng phó phù hợp.

Bước sang giai đoạn bình thường mới: phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp F&B nói riêng cần tiếp tục nỗ lực sản xuất, xác định và điều chỉnh lại mục tiêu lợi nhuận, từ đó củng cố giá trị và vị thế trên thị trường.

Có thể nói đại dịch chính là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đối số của các doanh nghiệp và sự bùng nổ của thương mại điện tử là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. 

Xu hướng tăng trưởng thị trường F&B
Xu hướng tăng trưởng thị trường F&B

Trong bối cảnh đại dịch, ngành F&B đã ghi nhận mức tăng vọt về doanh số bán hàng trên các kênh trực tuyến, điều này sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trong không gian thương mại điện tử ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi thị trường đang dần bão hòa.

Theo khảo sát của Vietnam Report, khoảng 91% doanh nghiệp F&B cho biết bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng trong 2 năm (2020 – 2021) do dịch COVID-19 và mãi đến quý 1/2022, doanh nghiệp F&B mới thực sự hồi phục trở lại.

Để đạt được kết quả khả quan và phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19, các doanh nghiệp F&B đã linh hoạt thích ứng, chuyển đổi số, đặc biệt là quyets định thâm nhập thị trường online để “mở đường” cho hoạt động kinh doanh, tiến đến tăng trưởng và phát triển bền vững.

Theo báo cáo mới của Công ty chứng khoán VNDIRECT, ngành thực phẩm và đồ uống sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa.

4 Xu hướng phát triển của ngành F&B trong tương lai

Thứ nhất, thực phẩm sạch, lành mạnh. Bởi sau tác động của dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm tốt sạch, an toàn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính kích thích sự trỗi dậy của các xu hướng ăn uống healthy. Theo đó, các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành F&B tại Việt Nam có thể tận dụng để khai thác vào ngách thị trường đồ ăn vặt lành mạnh, thực phẩm xanh… để thu hút khách hàng tiềm năng.

Thứ 2, bạn nghĩ sao khi khởi nghiệp ngành F&B với món ăn đã qua sơ chế và quy trình hoạt động tự phục vụ. Hiện nay, các nhà hàng kinh doanh truyền thống đã vận dụng quy trình hoạt động tự phục vụ và bán thêm các món ăn được sơ chế sẵn nhằm gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Khách hàng cảm thấy thích thú và hài lòng với các sản phẩm đóng hộp sẵn, điển hình là các sản phẩm của Pizza 4P’s, The Coffee House… được rất nhiều khách hàng lựa chọn mang về để thưởng thức. Và với những sản phẩm này cũng rất tiện lợi để khách hàng có thể đặt giao tận nơi, tiết kiệm thời gian đi làm.

4 xu hướng của ngành F&B 2022
4 xu hướng của ngành F&B 2022

Thứ 3, phát triển hình thức phục vụ đa kênh. Theo nhận định của các chuyên gia, hình thức bán hàng online đã phát triển rất mạnh mẽ và phổ biến trong 2 năm xảy ra dịch COVID-19. Nhưng cũng không thể phủ nhận hiệu quả của mô hình kinh doanh offline (đặc biệt về không gian). Như vậy, để tối đa lợi nhuận và tiếp cận với lượng khách hàng lớn, các doanh nghiệp F&B nên triển khai bán hàng theo hình thức bán hàng đa kênh. 

Thứ 4, thói quen thanh toán hiện đại. Theo một khảo sát về “Chỉ số thanh toán mới năm 2021” của Mastercard, có tới 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy khả năng tiếp cận các hình thức thanh toán mới của họ đang tăng lên đáng kể. Trong khi đó, có 88% người dùng đã sử dụng ít nhất một hình thức thanh toán mới vào năm ngoái.

>> Tham khảo: Cách tối ưu hóa website cho ngành F&B hiệu quả

7 Điều cần chuẩn bị để gia nhập ngành F&B

1. Lựa chọn mô hình nhà hàng

Bước đầu tiên khi khởi nghiệp ngành F&B nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng là quyết định chọn mô hình. Bạn đang xem xét mở một nhà hàng cao cấp hay nhà hàng tầm trung? Bạn dự định phục vụ những món ăn thuần Việt hay các món Ý, Pháp? Sau khi lựa chọn được mô hình nhà hàng bạn dự định kinh doanh, bạn mới có hướng để tính tiếp đến các bước dự trù ngân sách, thuê địa điểm hay thiết kế không gian.

2. Huy động nguồn vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết cần phải có khi mở nhà hàng. Trước hết, bạn cần xác định số vốn đang có và nguồn vốn có thể huy động được? Nếu nguồn vốn cá nhân không đủ khả năng đáp ứng quy mô kinh doanh thì bạn cần kêu gọi thêm người góp vốn hoặc lựa chọn những hình thức vay. Nhưng để thuyết phục các nhà đầu tư, bạn phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết. Kế hoạch kinh doanh nhà hàng, khởi nghiệp ngành F&B phải chi tiết rõ để chủ đầu tư thấy họ sẽ được gì nếu đầu tư hoặc cho bạn vay tiền.

Không một nhà đầu tư nào muốn chơi trò may rủi hay đầu tư theo cảm tính, vậy nên việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cẩn thận để thuyết phục họ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể huy động vốn mở nhà hàng bằng hình thức vay người thân, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. Khi có đủ nguồn ngân sách, bạn mới có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình được.

3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Xác định tệp khách hàng mục tiêu là một trong những điều quan trọng nhất cần nghiên cứu khi bắt đầu khởi nghiệp ngành F&B. Sự thay đổi về môi trường văn hóa làm nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn. Do đó ẩm thực cũng phải nâng lên tầm nghệ thuật. Khách hàng mong muốn được thưởng thức nhiều loại ẩm thực đa dạng, phong phú. Nhiều khách hàng muốn thưởng thức những món truyền thống, nhưng nhiều khách muốn trải nghiệm sự mới mẻ độc đáo của phong cách phương Tây.

Hành vi khách hàng trong thị trường F&B
Hành vi khách hàng trong thị trường F&B

Bên cạnh đó, tuỳ vào số tiền bạn đầu tư và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn địa điểm phù hợp. Nhưng bạn cũng phải hiểu rõ một điều rằng “tiền nào của đó”. Vị trí đẹp ngay trung tâm thành phố lớn thì chi phí sẽ cao. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là “địa lợi” cũng phải hợp với mô hình nhà hàng gì. Bạn cũng cần kiểm tra, xem xét thật kỹ lưỡng mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay số lượng khách hàng tiềm năng ở nơi đây. Họ có nằm trong số khách hàng chiến lược của nhà hàng không?

4. Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết

Một căn nhà muốn đứng vững cần phải xây nền móng, một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp thành công cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình khởi nghiệp ngành F&B, tạo nên thương hiệu F&B của riêng bạn, giúp bạn nhìn rõ được quá trình mình cần làm gì từ khi chuẩn bị cho đến giai đoạn bắt đầu. 

Hãy xây nó thật chi tiết với những phần sau:

– Ý tưởng kinh doanh: bạn muốn mở một quán ăn nhanh, nhà hàng bistro hay quán bar? Quán cafe, trà sữa hay trà chanh? Bạn sẽ bán đồ ăn / đồ uống nào và giá của mỗi loại là bao nhiêu?

– Mô hình doanh nghiệp: bạn đang bắt đầu kinh doanh độc lập hoặc thông qua quan hệ đối tác? Là một công ty cổ phần hay công ty TNHH?

– Thị trường mục tiêu: nhóm khách hàng nào sẽ là tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn?

– Địa điểm: Quán của bạn sẽ được đặt ở đâu? Khách hàng của bạn ở đâu? Bạn sẽ phải đối mặt với loại cạnh tranh nào trong lĩnh vực đó? 

– Marketing: Xây dựng chiến lược marketing cho thương hiệu cụ thể và bám theo mục tiêu của từng giai đoạn phát triển.

– Dự trù tài chính và ngân sách: dự trù những loại chi phí mà bạn sẽ phải chịu, ví dụ: hàng tồn kho (thực phẩm và đồ uống), lao động, thuê và các chi phí khác,..

– Hoạt động: Bộ máy doanh nghiệp của bạn sẽ như thế nào, gồm bao nhiêu bộ phận và sẽ có bao nhiêu nhân viên? Văn hóa doanh nghiệp ra sao?…

5. Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu, đảm bảo chuỗi cung ứng tốt

Kinh doanh nhà hàng, bạn nên lựa chọn cho mình những nhà cung cấp nguyên vật liệu cố định để chắc chắn nhà hàng luôn có món ăn để phục vụ khách hàng. Bạn nên liên hệ và tìm nhà cung cấp thực phẩm sạch, uy tín có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo các cách bảo quản nguyên liệu khoa học để tránh hỏng hóc. Luôn tham khảo giá nguyên vật liệu ở thị trường chung để tránh bị nhà cung cấp nâng giá.

6. Lên menu và xác định giá

Yêu cầu cơ bản nhất khi lập menu khách hàng là phải tạo được sự thu hút thị giác với thực khách. Menu nhà hàng nên được thiết ngắn gọn, tập trung các món ăn chính và được bố trí chi tiết. Hơn nữa bạn nên chèn thêm các hình ảnh minh họa phong phú, sinh động nhưng đảm bảo không gây rối mắt người nhìn. Giá tiền cũng là một yếu tố bạn phải cân nhắc cẩn thận. Bạn nên thể hiện một cách khéo léo để thực khách không bị phân tâm vào giá tiền thay vì chú ý vào món ăn.

7. Mua trang thiết bị, hệ thống quản lý kinh doanh

Hệ thống đặt món, giao hàng tận nơi cho nhà hàng
Website đặt món online, giao hàng tận nơi
Tính năng đặt bàn trước cho nhà hàng,...
Quản lý đặt bàn trước

Như những mô hình khác, kinh doanh nhà hàng bạn cũng cần chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho cả kinh doanh online và offline. Một số khoản cần đầu tư để kinh doanh F&B trong thời kì chuyển đổi công nghệ hiện nay:

Thiết kế web đặt món, đặt bàn cho nhà hàng, quán ăn,...
  • Thiết kế Website đặt bàn, đặt món online
    • Trang Chủ
    • Giới thiệu
    • Quản lý chi nhánh
    • Menu – Thực đơn
    • Đặt món online (Pickup/Giao hàng)
    • Giỏ hàng
    • Thanh toán: COD
    • Quản lý đặt bàn/Bàn đang trống
    • Danh sách đặt bàn
    • Quản lý tài khoản khách hàng
    • Lịch sử đơn hàng
    • Đánh giá/Feedback của khách hàng
    • Quản lý mã giảm giá
    • Báo cáo thông minh
    • Responsive trên thiết bị di động
    • Liên kết mạng social media,….
  • Phần mềm thanh toán, máy POS như KiotViet, Misa,…
  • Phần mềm chăm sóc khách hàng tự động như Panda Loyalty,…
Phần mềm tích điểm đổi quà Panda Loyalty
Phần mềm tích điểm đổi quà, chăm sóc khách hàng tự động Panda Loyalty

Có nhiều loại thiết bị, phần mềm từ cao cấp đến bình dân trên thị trường mà bạn có thể lựa chọn dựa vào nguồn tài chính và nhu cầu sử dụng.

>> Tham khảo: Chi phí thiết kế website đặt bàn đặt món online cho nhà hàng, quán ăn là bao nhiêu?

Phần không thể thiếu trong kinh doanh nhà hàng đó là hệ thống quản lý. Qua rồi thời điểm bạn tính toán thu chi thủ công trên giấy, để tránh thất thoát kinh doanh, bạn nên sử dụng phần mềm chuyên dùng cho ngành F&B. Một phần mềm có thể xử lý được khâu quản lý nguyên vật liệu nhà hàng sẽ giúp bạn kinh doanh tốt hơn.

Trên đây là 7 điều cần lưu ý khi bạn quyết định khởi nghiệp ngành F&B trong tương lai. Nhìn chung lại về bức tranh thị trường, đây là một ngành cực kì tiềm năng và nhu cầu khách hàng cũng rất lớn. Đi kèm với điều này, sức cạnh tranh của nó cũng cực kì cao. Thị trường tốt, khiến càng nhiều doanh nghiệp nhảy vào. Vì vậy, cách để tăng trưởng chính là nương theo nhu cầu khách hàng một cách đúng đắn nhất. Cụ thể ở thời điểm hiện tại chính là giải pháp đặt và giao hàng tận nơi cho khách, ưu đãi hậu mãi ấn tượng,… Liên hệ Chuyển Đổi Số 365 nếu bạn cần tìm hiểu nhiều hơn nhé.

Chuyển Đổi Số 365 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp

– Địa chỉ: Tầng 04, QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
– Fanpage: Chuyển đổi số 365
– Hotline: 0704550073
– Email: chuyendoiso@aegona.com