E-Commerce: Xu hướng chuyển đổi số tất yếu trong kỷ nguyên công nghệ mới

E-Commerce: Xu hướng chuyển đổi số tất yếu trong kỷ nguyên công nghệ mới

Nền tảng E-Commerce: Xu hướng chuyển đổi số tất yếu hiện nay, bằng cách ứng dụng Chatbot, AI, App, tăng trải nghiệm khách hàng,...



Hiện nay, E-Commerce bùng lên với nhiều hình thức khác nhau, đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi số của thị trường này. Song, tất cả đều hoạt động dựa trên internet, kéo tương tác và tăng chuyển đổi hành vi khách hàng với các giao dịch trên website.

“Nhiều người tiêu dùng xem e-Commerce như một kênh giải trí. Đó là lý do các nền tảng e-Commerce thường triển khai nhiều hoạt động thú vị nhằm giữ chân người dùng như livestream với người nổi tiếng, chương trình khuyến mãi lớn…; từ đó kích thích nhu cầu mua sắm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi”. – Theo anh Nguyễn Hoàng Khang – National Trade Marketing & e-Commerce Manager tại Coca-Cola Vietnam chia sẻ.

>> Xem thêm: Tích hợp shopee với phần mềm tích điểm đổi quà, chăm sóc khách hàng Panda Loyalty

1. Nền tảng E-Commerce

E-commerce hay còn gọi là thương mại điện tử; đây là hoạt động giao dịch trực tuyến diễn ra chủ yếu trên mạng Internet và các thiết kế website thương mại điện tử; web bán hàng với quy mô lớn. E-commerce là xu hướng chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp và có sự tham gia của nhiều đối tượng cùng với nhiều vai trò khác nhau như nhà cung cấp sản phẩm; người mua; đơn vị vận chuyển hay người bán lẻ… Hiện tại, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tham gia một số hoạt động hoặc tất cả các hoạt động sau:

  • Các thiết kế web mua sắm trực tuyến bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng của doanh nghiệp.
  • Cung cấp hoặc tham gia và các thị trường trực tuyến.
  • Xử lý bán hàng giữa các khách hàng với doanh nghiệp; hoặc khách hàng tiêu dùng với khách hàng bên thứ ba.
  • Mua và bán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp.
  • Thu thập và sử dụng dữ liệu nhân khẩu học thông qua các địa chỉ liên hệ trên website; phương tiện truyền thông xã hội.
  • Trao đổi cơ sở dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau.
  • Tiếp thị cho khách hàng tiềm năng và được xác lập qua email hoặc fax.
  • Tham gia vào pretail để tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới đến khách hàng.
  • Trao đổi tài chính trực tuyến cho giao dịch tiền tệ hoặc các mục đích thương mại.
Báo cáo thị trường thương mại điện tử Qúy I 2022 từ Iprice
Báo cáo thị trường thương mại điện tử Qúy I 2022 từ Iprice

Trước sự phát triển mạnh mẽ của e-Commerce, khái niệm điểm bán cũng mở rộng hơn trước. Điểm bán là nơi xảy ra quyết định mua (Moment of Choice) của Shopper. Dựa trên định nghĩa này, có thể hiểu rằng bất cứ nơi nào diễn ra quyết định mua đều là nơi mà Trade Marketing cần tạo ra tác động. Vậy ngoài kênh bán hàng offline, kênh online như e-Commerce, mạng xã hội, hay ứng dụng kinh tế chia sẻ (Sharing Economy App)… cũng có thể được xem là điểm bán.

Nói riêng về e-Commerce, kênh này ngày càng phổ biến nhờ 2 vai trò nổi bật là kênh mua sắm và kênh giải trí.

E-Commerce hội tụ nhiều ưu điểm khiến kênh trở thành điểm đến yêu thích của đông đảo Shopper ngày nay. Có thể kể đến sự đa dạng trong danh mục sản phẩm, giá cả cạnh tranh, và giao hàng nhanh chóng. Shopper có thể dễ dàng tìm kiếm hầu hết sản phẩm mình mong muốn, và mua với giá tốt trên nền tảng E-Commerce. Không những vậy, nhiều Shopper lựa chọn mua sắm trên E-Commerce vì yếu tố giao hàng tận nơi, nhanh chóng.

Ngoài ra, E-Commerce còn là kênh giải trí lý tưởng của nhiều Shopper khi họ chưa có nhu cầu mua sắm. Họ có xu hướng “lượn lờ” trên các trang e-Commerce để xem sản phẩm, tìm hiểu thông tin về món hàng… như niềm vui thú. Dựa trên khía cạnh tâm lý này, các nền tảng e-Commerce thường triển khai nhiều hoạt động thú vị nhằm giữ chân người dùng như livestream với người nổi tiếng, chương trình khuyến mãi lớn…; từ đó kích thích nhu cầu mua sắm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công.

2. Xu hướng bán hàng trên các kênh mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội lớn như TikTok, Facebook, Instagram… hiện nay có đến hàng tỷ người dùng trên toàn cầu. Trong đó, TikTok hiện là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên Apple’s App Store, khiến người dùng chi hơn 50 triệu USD mỗi năm.

Xu hướng bán hàng trên các kênh mạng xã hội - Tiền đề tích hợp Social với các kênh khác để mở rộng
Xu hướng bán hàng trên các kênh mạng xã hội – Tiền đề tích hợp Social với các kênh khác để mở rộng

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, các nền tảng mạng xã hội này cũng buộc phải không ngừng cải tiến. Việc tích hợp các tính năng thương mại trực tuyến góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng nền tảng này bán hàng. Đồng thời người dùng của họ cũng có thể mua sắm sản phẩm từ các nhà bán lẻ đối tác của họ mà không cần rời khỏi ứng dụng.

Năm 2020, Instagram ra mắt tính năng thẻ (tab) Mua sắm, cho phép người dùng khám phá các sản phẩm mới được gợi ý cá nhân hóa. Trong khi Facebook khuyến khích các nhà bán lẻ sử dụng tính năng Facebook Shop được tích hợp sẵn. Nền tảng này cũng đơn giản hóa quy trình tải sản phẩm lên. Pinterest không kém cạnh khi sử dụng tính năng ghim (Pin) dành riêng cho những thương hiệu muốn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Từ khi đại dịch xuất hiện, mọi người dành thời gian ở nhà nhiều hơn, khiến phương tiện truyền thông xã hội trở thành trung tâm của hầu hết hoạt động trong cuộc sống. Bằng chứng là hơn 90% người dùng mạng xã hội truy cập các nền tảng yêu thích của họ bằng thiết bị di động. Trong đó có đến 54% sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm và mua sắm.

Theo Giám đốc Remarkable Commerce, mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội sẽ là một trong những xu hướng thương mại dự kiến tăng trưởng mạnh vào năm 2022. Nhất là khi các nền tảng như Instagram và Facebook hoàn thiện các tính năng phát sóng trực tiếp (livestream) của riêng họ.

3. Các kênh phát triển thương mại điện tử

Với xu hướng chuyển đổi số lấy công nghệ và người tiêu dùng làm trung tâm; xu hướng của E-commerce theo dự đoán sẽ là các yếu tố dưới đây.

Chatbot, AI

Thị trường công nghệ thay đổi nhanh chóng; điều này giúp cho Chatbot hay AI có thể dễ dàng tiếp cận và thâm nhập vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Theo thống kê số liệu từ Chatbot Magazine; 25% dịch vụ dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ được tích hợp cùng với trợ lý ảo AI vào năm 2020. Cùng với đó, nghiên cứu thực hiện năm 2018 cho thấy 34% khách hàng cảm thấy thoải mái và thuận tiện hơn khi giao tiếp với chatbot trong việc mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số doanh nghiêp: Ứng dụng AI trong thương mại điện tử
Ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Bán hàng đa kênh

Xu hướng bán hàng đa kênh thực sự thuận lợi cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình trên nhiều nền tảng; môi trường khác nhau; từ online cho đến thị trường offline. Khi người dùng ngày càng có nhiều yêu cầu cao hơn ở sự trải nghiệm và tiện lợi của dịch vụ; bán hàng đa kênh chắc chắn sẽ là xu hướng nổi bật trong giai đoạn tới.

Apps

Mobile đang là xu hướng dùng để mua hàng trực tuyến của nhiều người tiêu dùng bởi sự tiện lợi nổi bật của chúng. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp còn đang lúng túng trong việc tiếp cận; đáp ứng khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Sự thâm nhập của điện thoại thông minh và Internet đang tăng dần lên và những lý do khiến doanh nghiệp thương mại điện tử cần coi App như là một xu hướng tất yếu.

>> Xem thêm: Làm app ứng dụng di động trên iOS, Android chuyên nghiệp

Customer Experience

Trong bối cảnh thế giới đang có sự biến đổi từng ngày với sự xuất hiện liên tục của những công nghệ mới; nền tảng thương mại điện tử hoạt động trên cơ sở kỹ thuật số của doanh nghiệp sẽ lạc hậu bất cứ lúc nào nếu có sự cập nhật và thay đổi theo xu thế chung. Cũng trong bối cảnh đó, có thể thấy chưa bao giờ người tiêu dùng lại đóng vai trò trung tâm và có tiếng nói quan trọng trong nền kinh tế số như hiện nay.

Xu hướng chuyển đổi số: nâng cao trải nghiệm khách hàng
Liên tục cập nhật và cải thiện trải nghiệm khách hàng

Mỗi sự trải nghiệm; đánh giá; phản hồi có tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử; đặc biệt khi mà thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều thương hiệu tầm cỡ.

3. Xây dựng nền tảng website E-Commerce, thích nghi và tăng trưởng

3.1. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trên thị trường online

Lòng tin của khách hàng

Muốn có được lòng tin của khách hàng thì thực sự rất khó đặc biệt khi mua hàng online khách hàng sẽ không có cơ hội nhìn thấy sản phẩm trực tiếp nên khách thường rất e ngại về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả.

Vấn đề kỹ thuật

Nếu bạn không phải là một người chuyên về kỹ thuật.

Bạn sẽ cần tự mình điều chỉnh một banner hoặc một giao diện của cửa hàng trực tuyến nếu bạn không biết đồ họa thì sẽ gặp chút khó khăn.

Website thương mại điện tử có thể đối mặt với các nguy cơ bị virus, hacker tấn công…. và lúc này xu hướng chuyển đổi số E-Commerce lại là vấn đề khó đi tiếp.

Đối thủ cạnh tranh

Việc chỉ cần một chi phí tương đối nhỏ để bắt đầu kinh doanh với thương mại điện tử nó sẽ khiến có rất nhiều đối thủ cùng xuất hiện, và thị trường có thể bị bão hòa. Vì vậy bạn cần chú ý nâng cấp và phát triển bản thân mỗi ngày để có những hướng đi riêng và khác biệt để cạnh tranh với các đối thủ.

Vấn đề thanh toán

Có một khâu rất quan trọng trong mua hàng online hay thương mại điện tử nói chung thường phải đối mặt với vấn đề phương thức thanh toán. Với đặc thù kinh doanh ở Việt Nam và thói quen sử dụng thẻ thanh toán online còn chưa phổ biến nên hình thức thanh toán sau khi nhận hàng COD vẫn khá phổ biến.

3.2. Tính năng cần có của website thương mại điện tử

Để tham gia xu hướng chuyển đổi số, xây dựng website Thương mại điện tử là điều tất yếu.

– Chức năng Responsive: Một website có khả năng tương thích với thiết bị di động như mobile, table, laptop….đem tới cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời nhất.

– Giao diện phù hợp với sản phẩm, dịch vụ: Bạn cần lựa chọn giao diện website sẽ tạo ra được một trang web cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chuyên nghiệp thân thiện với người dùng.

– Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Ngoài Tiếng Việt thì các website thương mại điện tử nên hỗ trợ đa ngôn ngữ để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.

– Dễ dàng cập nhập, điều chỉnh, thay đổi nội dung: Các quản trị viên, bạn có quyền thay đổi nội dung, chỉnh sửa, xóa sửa hình ảnh, video, sản phẩm….

– Chức năng thêm, bớt, quản lý sản phẩm dịch vụ: Admin website có quyền thêm không hạn chế số lượng sản phẩm, tạo các bộ lọc tìm kiếm phân loại sản phẩm một cách khoa học.

– Cung cấp phương thức thanh toán đa dạng: Với tính năng thanh toán một website thương mại điện tử cần cho phép người dùng tự bổ sung thêm các cổng thành toán đa dạng như COD, Thanh toán qua thẻ visa/mastercard, Ví điện tử Momo, VNPAY….

– Tích hợp các mạng xã hội: Việc tích hợp các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube, Instagram… sẽ giúp tăng hiệu quả bán hàng.

– Hỗ trợ tích hợp với phương thức giao hàng, vận chuyển: Đa phần các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki có khả năng kết nối với các công ty vận chuyển giao hàng rất hiệu quả. Và nếu doanh nghiệp bạn sẽ cần tích hợp và cố gắng hiển thị đầy đủ thông tin nhất dành cho khách hàng.

– Có trang Q/A hỗ trợ các câu hỏi thường gặp của khách hàng: Để hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả về sản phẩm đổi trả hàng hóa, thông tin tài khoản, cách thanh toán….

– Hỗ trợ tối ưu SEO: Website thương mại điện tử cần được thiết kế tối ưu về tốc độ tải trang, các sản phẩm, hình ảnh, video…. giúp website có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

– Bảo mật hệ thống: Website cần sử dụng các chứng chỉ bảo mật SSL để đảm bảo an toàn cho khách hàng khi giao dịch trên website. Ngoài ra các công ty nên lựa chọn hosting chất lượng, uy tín để hạn chế website bạn tấn công, nhiễm mã độc.

– Đánh giá sản phẩm/dịch vụ: Khách hàng thường có thói quen đánh giá, bình luận mua sản phẩm dịch vụ điều đó sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng khi chọn mua sản phẩm của website bạn.

 Tốc độ tải trang và xử lý nhanh: Website thương mại điện tử cần có khả năng xử lý các giao dịch nhanh,, thời gian tải trang một cách hiệu quả, tối ưu mã nguồn của website.

Xu hướng chuyển đổi số đã giúp cho không ít doanh nghiệp trở mình vươn lên và có vị trí vững trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Khó khăn ở đây là quá trình này dài và cũng cần nguồn vốn lớn. Chuyển Đổi Số 365 sẽ tư vấn và giúp bạn từng bước thực hiện theo quy trình tối ưu nhất, chia nhỏ chi phí từ việc xây dựng nền tảng website, ứng dụng phần mềm tích điểm, chăm sóc khách hàng, đến mô hình app dành riêng cho doanh nghiệp.

Chuyển Đối Số 365 – Đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp chuyển đổi số chuyên nghiệp tại Hồ Chí Minh

  • Thiết kế website doanh nghiệp, Landing Page, Website bán hàng chuẩn SEO, Design UI/UX
  • Thiết kế, gia công phần mềm theo yêu cầu.
  • Phát triển phần mềm tích điểm đổi quà chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý doanh nghiệp
  • Tư vấn chiến lược và dịch vụ bảo mật công nghệ thông tin.
  • Dịch vụ cung cấp lưu trữ web/web hosting.
  • Tên miền/Domain.
  • Nền tảng website đặt bàn, đặt món online cho chuỗi nhà hàng, quán ăn,…
  • Email doanh nghiệp
  • Outsource IT

Chuyển Đổi Số 365 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp

– Địa chỉ: Tầng 04, QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
– Fanpage: Chuyển đổi số 365
– Hotline: 0704550073
– Email: chuyendoiso@aegona.com