Doanh nghiệp F&B chuyển mình với phần mềm công nghệ mới

Doanh nghiệp F&B chuyển mình với phần mềm công nghệ mới

Nhiều doanh nghiệp F&B đã phác thảo chiến lược vực dậy sau đợt dịch kéo dài, bằng cách ứng dụng công nghệ phần mềm, tăng hiệu suất và tối ưu chi phí nhân lực hiệu quả. Nhưng họ thực hiện bằng cách nào?



Nhờ thích ứng linh hoạt, tận dụng chuyển đổi số trong các hoạt động kinh doanh, ngành F&B đã phục hồi rõ rệt ở mức 2 con số trong quý I/2022 và trong quý II năm nay ngành này được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng còn tốt hơn. Trong thời đại kỹ thuật số đang phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ như hiện nay thì công nghệ là yếu tố tiên quyết giúp đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn và bền vững của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Công nghệ cho ngành F&B: Thay đổi hoặc bị thay thế!

Doanh nghiệp F&B đang trên đà phục hồi mạnh mẽ

Các doanh nghiệp ngành F&B sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch thì đến quý I/2022 đã có sự hồi phục trở lại. Cụ thể, theo số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo, tính đến hết quý 1/2022, doanh thu ngành này đã tăng gấp rưỡi so với quý IV/2021. Tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý trước đó

Theo thống kê của Gojek tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, đã có sự phục hồi và tăng trưởng đáng kể trong xu hướng người dân sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng khi lượng đơn hàng đặt qua GoFood (ứng dụng đặt món của Gojek) trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng gấp đôi so với cùng kỳ, với tốc độ tăng trưởng ở Hà Nội lên tới 220%. Đáng chú ý, tần suất đặt món trực tuyến trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2022 tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong số hàng triệu người dùng Gojek, trung bình mỗi khách hàng cứ 5 ngày lại đặt 1 đơn đồ ăn GoFood trong quý I/2022. Và trà sữa tiếp tục dẫn đầu danh mục đồ uống được đặt hàng nhiều nhất trên GoFood tại cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong năm 2022. Đặc biệt, đa số các món ăn được đặt nhiều nhất trên nền tảng này là các món thuần Việt như cơm gà, gỏi cuốn, bún, mì…

Từ những số liệu trên cho thấy, ngành F&B đã phục hồi và quan trọng hơn, người dùng đang thay đổi thói quen khi sử dụng các nền tảng trực tuyến cũng như hình thức thanh toán không tiền mặt để mua hàng. Sự dịch chuyển này tiếp tục được duy trì ngay cả trong giai đoạn bình thường mới, thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn của người tiêu dùng đối với an toàn sức khỏe và sự tiện lợi.

Nắm bắt tầm quan trọng của chuyển đổi số, hiện nay ở các thành phố lớn, doanh nghiệp F&B, thậm chí cả những hộ kinh doanh nhỏ lẻ đều thực hiện chuyển đổi số – tức là đưa hàng hóa lên thương mại điện tử, qua các nền tảng, ứng dụng đặt món như GoFood, GrabFood… hoặc xây dựng cho riêng mình hệ thống đặt món đặt bàn online. Đặc biệt, do các yêu cầu về thanh toán điện tử tại quầy tăng cao, các doanh nghiệp F&B như Haidilao, Jollibee và Highlands Coffee, Gongcha đã liên kết chuyển đổi sang hình thức thanh toán số. Chẳng hạn hơn 400 cửa hàng của Highlands Coffee trên toàn quốc và các cửa hàng Jollibee, Gongcha, Haidilao,… đã liên kết với Payoo để khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ nội địa, thẻ quốc tế, quét mã QR, thanh toán không tiếp xúc.

Sẽ còn tiếp tục tăng

Dự báo về xu hướng tăng trưởng của F&B,nhiều chuyên gia cho rằng trong quý II năm nay ngành này sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa nhờ 2 nguyên nhân: Một là, nhiều tỉnh thành khống chế thành công dịch bệnh và tâm lý người dân ổn định sau thời gian dài giãn cách nên họ đã mạnh dạn đi ăn ngoài hơn trước. Hai là, nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, ngành du lịch đã bắt đầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.

Bên cạnh đó, một số tổ chức quốc tế và trong nước cũng dự báo, ngành F&B có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026. Trong khi đó, VNDirect cũng cho rằng, ngành thực phẩm đồ uống sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, từ 10-12% so với cùng kỳ, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của cầu tiêu dùng nội địa.

Đầu tư “chuyển đổi số” nhưng chưa thấy hiệu quả. Lý do thực sự là gì?

ung-dung-cong-nghe-phan-mem-cho-nha-hang
Top 02 phần mềm mới tốt nhất cho ngành F&B

1. Không hiểu rõ ý nghĩa của chuyển đổi số

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp F&B vẫn chưa hiểu rõ chuyển đổi số là gì, thậm chí còn đang mơ hồ và ảo tưởng về hiệu quả của nó.

Chuyển đổi số dường như là một xu thế bắt buộc không có ngoại lệ, nhất là trong ngành hàng F&B. Vậy nhưng, do tư duy sai lệch và nguồn lực hạn chế mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thực hiện, hoặc thực hiện chưa thành công.

“Mọi người vẫn nghĩ chuyển đổi số là chuyển mọi thứ qua số, tốn tiền đầu tư nhưng không hiểu và không kiếm tiền được từ chuyển đổi số” – ông Vũ Minh Trí – Giám đốc VNG Cloud chia sẻ. Thực chất, chuyển đối số ngành F&B được hiểu đơn giản là một mô hình kinh doanh mới, trong đó có tích hợp các giải pháp số, nhằm thay đổi cách thức vận hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp F&B. Chuyển đối số doanh nghiệp không phải là sự thay đổi mang tính chất rời rạc, mà là một sự chuyển đổi toàn diện. Chuyển đổi số cũng không mang lại hiệu quả thức thời, mà cần một quá trình đúng và đủ để nhìn nhận ra được lợi ích của nó.

2. Mục tiêu chuyển đổi số mơ hồ

Điều quan trọng và tiên quyết trong tiến trình chuyển đổi số ngành F&B là xác định mục tiêu cốt lõi. Mục tiêu ban đầu rõ ràng là thước đo mức độ thành công hay thất bại của cả công cuộc chuyển đổi số. Thiết lập được mục tiêu cụ thể là cách rút gọn nhất để chuyển đổi số toàn doanh nghiệp F&B, ví dụ như:

  • Tự động hóa quy trình đặt món;
  • Quản lý hoạt động kinh doanh của cửa hàng từ xa;
  • Giải quyết thực trạng làm việc từ xa;
  • Tối giảm chi phí nhân sự tại cửa hàng;
  • Gia tăng trải nghiệm khách hàng F&B;
  • v.v…

3. Quá trình chuyển đổi số áp dụng không phù hợp

Hiện nay trên thị trường có hàng trăm các giải pháp số, mỗi giải pháp lại được áp dụng cho loại mô hình doanh nghiệp khác nhau. Vấn đề cốt lõi mà chủ doanh nghiệp F&B cần nhìn nhận là doanh nghiệp mình đang hoạt động trong lĩnh vực nào, và quy trình chuyển đổi số nào phù hợp nhất với lĩnh vực đó.

Tận dụng công nghệ để tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp là điều đúng đắn, nhưng chỉ khi nó được áp dụng đúng cách và phù hợp. Làm được điều này rồi, nhân viên sẽ ít gặp hơn khó khăn trong trong việc sử dụng và tận dụng tối đa lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Ngược lại, nếu áp dụng chuyển đổi số không phù hợp sẽ làm cho quy trình vận hành của doanh nghiệp trở nên rắc rối hơn. Thậm chí dù bỏ ra một khoản chi phí lớn ban đầu cho công cuộc chuyển đổi số, thì nhiều doanh nghiệp vẫn phải ngậm ngùi thay thế bằng một giải pháp khác trong tương lai.

4. Công nghệ mới áp dụng cho văn hóa cũ

Ngay cả khi lãnh đạo đã hiểu và áp dụng đúng quy trình chuyển đối số cho doanh nghiệp F&B thì vẫn vấp phải không ít “kháng cự” đến từ phía nhân viên. Đây là lúc các nhà lãnh đạo văn hóa doanh nghiệp thể hiện vai trò của mình trong việc thay đổi về mặt nhận thức và tư duy của cán bộ nhân viên ở mọi cấp độ.

Nhân viên không quen làm việc qua ứng dụng; một số mưu mẹo sẽ bị “bại lộ” nếu áp dụng quy trình tự động hóa; quản lý bằng phần mềm khiến nhân viên bị kiểm soát quá mức,… đó chỉ là một số trong vô vàn sự phản kháng mà chủ doanh nghiệp phải đối mặt khi quyết định áp dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp.

Trong nhiều môi trường doanh nghiệp F&B, lãnh đạo còn có tư tưởng đổ lỗi, khen thưởng không rõ ràng khiến nhân viên e ngại khi bước khỏi vùng an toàn của mình. Điều này đến từ chính văn hóa cũ kỹ và sai lệch của doanh nghiệp.

5. Chi phí chuyển đổi số tốn kém

Không thể phủ định lợi ích về lâu dài mà chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp F&B. Tuy nhiên, để 1 doanh nghiệp F&B chuyển đổi hoàn toàn từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình đa kênh lại gặp khá nhiều rào cản về mặt tài chính.

Rất khó để đưa ra quyết định mạnh tay đầu tư cho một hay vài giải pháp số thời điểm ban đầu, trong khi chủ doanh nghiệp chưa nhìn ra được lợi ích của chuyển đổi số ngay lập tức. Vậy nên, giải pháp tốt nhất tại thời điểm này cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành F&B là sử dụng kết hợp nhiều giải pháp số khác nhau, thay đổi từng quy trình, từng bộ phận cho đến khi chuyển đổi toàn diện.

Nhân viên có thể thích ứng dần dần, mà doanh nghiệp F&B cũng không mất quá nhiều chi phí chuyển đổi số ngay lúc ban đầu. Giảm được cái “chi phí chìm” trong khâu vận hành rồi, chuyển đổi số bấy giờ mới mang lại lợi ích vượt mong đợi so với khoản chi phí ban đầu mà doanh nghiệp F&B phải bỏ ra. 

giai-phap-f-b-dat-ban-dat-mon-online
Giải pháp F&B – Nền tảng website đặt bàn, đặt món online cho ngành F&B

Đầu tư đúng cũng là điều cần thiết để tăng hiệu quả kinh doanh. Riêng với ngành F&B, Chuyển Đổi Số 365 gợi ý cho bạn giải pháp F&B chuyên biệt dành riêng cho ngành thực phẩm và đồ uống. Đó là nền tảng website đồ ăn online cho nhà hàng, quán cafe,…

Quản lý đặt bàn: Quản lý thông tin bàn nào đang còn trống, lịch sử đặt bàn, cho phép khách hàng đặt bàn đúng thời điểm bàn đang trống.

Quản lý đặt món: Cho phép khách hàng đặt hàng online với 2 hình thức giao hàng hoặc tự đến lấy tích hợp các hình thức thanh toán online.

Lưu trữ thông tin khách hàng: Lưu trữ thông tin họ cá nhân, lịch sử đặt bàn, đặt món,…

Chuyển Đổi Số 365 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp

– Địa chỉ: Tầng 04, QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
– Fanpage: Chuyển đổi số 365
– Hotline: 0704550073
– Email: chuyendoiso@aegona.com