Công nghệ cho ngành F&B: Thay đổi hoặc bị thay thế?

Công nghệ cho ngành F&B: Thay đổi hoặc bị thay thế?

Sự tham gia của phần mềm công nghệ cho ngành F&B là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh hưởng dịch Covid, tiết kiệm thời gian, nhiều ưu đãi,... là những yếu tố tác động mạnh đến hành vi khách hàng.



F&B là một trong những phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất do tác động của giãn cách xã hội trong phòng chống Covid-19. Sau giai đoạn khó khăn, nhiều thương hiệu đã xác định chiến lược phát triển thận trọng hơn và quản lý các chi phí chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, công nghệ cho ngành F&B là một trong những điều đầu tiên cần đầu tư nếu muốn cải thiện. Cùng Chuyển Đổi Số 365 tìm hiểu lý do tại sao? Và các ứng dụng công nghệ tốt nhất mà doanh nghiệp F&B có thể áp dụng.

>> Xem thêm: Giải pháp F&B – Nền tảng website đặt bàn, đặt món cho ngành F&B hiệu quả

Bí quyết kinh doanh của các thương hiệu lớn trong ngành F&B

Các mô hình đặt đồ ăn online tăng trưởng mạnh mẽ
Thị trường F&B theo xu hướng online

1. Nghiên cứu lại thị trường và hành vi khách hàng

Về nghiên cứu thị trường: Chúng ta cần khảo sát lại xem nhu cầu tiêu thụ đồ ăn trong giai đoạn giãn cách và “bình thường mới” sẽ ra sao. Khách hàng thích ăn ở nhà hơn hay ra ngoài nhiều hơn? Họ chọn món ăn như thế nào để bảo vệ sức khỏe? Họ chi tiêu bao nhiêu cho một chầu ăn uống? Sẽ có rất nhiều câu hỏi bạn phải trả lời ngay lúc này.

Về hành vi khách hàng: Một số nghiên cứu chứng minh rằng dịch bệnh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của con người, kéo theo sự thay đổi trong hành vi của họ. Các câu hỏi cần giải đáp bao gồm: Họ sẽ làm gì khi muốn ăn ngon? Họ tìm kiếm như thế nào, gọi đồ ăn ra sao? Họ có xu hướng họp mặt tại những nơi như thế nào?,…

2. Xây dựng kế hoạch vận hành, kế hoạch nhân sự hiệu quả

Đối với kế hoạch vận hành: Để tuân thủ luật giãn cách, chúng ta cần bố trí lại quy trình phục vụ an toàn, đồng thời tìm cách vận chuyển và bảo quản nguyên liệu trong trường hợp hàng hóa đi lại khó khăn.

Đối với kế hoạch nhân sự: Việc bố trí số lượng nhân sự phù hợp, đào tạo về 5K hay làm việc từ xa cũng là cách để chúng ta đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Bảo vệ nhân sự chính là bảo vệ tài sản nhân lực của doanh nghiệp.

3. Tìm kiếm các giải pháp công nghệ

Kể cả bạn kinh doanh online hay dine-in, việc truyền thông trên các mạng xã hội, hợp tác với các đối tác giao hàng, đối tác dịch vụ đưa đón,…là thật sự cần thiết. Sự can thiệp của công nghệ vào quá trình xem menu, order món hay thanh toán sẽ giảm thiểu tiếp xúc ở mức cao nhất, cũng là cách tiếp cận khách hàng thông minh hơn.

4. Triển khai truyền thông đa kênh

Marketing đa kênh là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ số. Một chiến lược Marketing ngành F&B khai thác đa kênh từ kênh truyền thống đến các kênh Digital như Website, Social, Email Marketing, Mobile,… sẽ giúp thương hiệu tăng độ nhận diện, dễ dàng phủ sóng tới khách hàng mục tiêu. Từ đó hút khách đến nhà hàng, đặt mua sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận.

5. Liên kết với các ứng dụng đặt bàn/đặt đồ ăn Online

Nhà hàng, quán ăn của bạn có thể bán được nhiều sản phẩm hơn nhờ đăng ký bán hàng trên các ứng dụng đặt bàn, đặt đồ ăn Online. Các ứng dụng đặt đồ ăn như Now, GrabFood, Beamin,… có sẵn lượng khách hàng tiềm năng truy cập lớn là kênh hiệu quả để tiếp cận khách hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mắc phải một số sai lầm khi triển khai như:

  • Khó xây dựng được sự khác biệt:

Số liệu thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam và Statista cho thấy, ở nước ta hiện có đến 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cà phê, quầy Bar. Việc xây dựng được sự khác biệt trong môi trường cạnh kinh doanh đầy cạnh tranh này là khó khăn cho người làm Marketing.

Tuy khó nhưng việc tự tạo bản sắc riêng là hoàn toàn có thể. Sự khác biệt hay bản sắc riêng của nhà hàng càng rõ nét thì khả năng khách hàng nhớ đến càng cao.

  • Không có chiến lược giữ chân khách hàng: Tập trung hoàn toàn vào khách hàng mới, không có chiến lược giữ chân khách hàng cũ là sai lầm của nhiều doanh nghiệp. Là người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống chắc bạn cũng hiểu thực tế dù khách có đánh giá nhà hàng của bạn 5 sao nhưng không phải lúc nào họ cũng chỉ ăn ở nhà hàng của bạn. Đặc biệt khi bên ngoài kia có quá nhiều sự lựa chọn.
  • Chạy theo gu ẩm thực của khách: Chạy theo gu ẩm thực của khách hàng, cải tiến các món ăn theo xu hướng là cách Marketing được một số nhà hàng lựa chọn. Tuy nhiên, có những xu hướng “sớm nở chóng tàn”, việc chạy theo Trend nếu không tốt còn mang lại hiệu ứng ngược. Nhà hàng có thể mất khách quen, mất đi hình ảnh, định vị thương hiệu nhiều năm xây dựng.

>> Tham khảo: Cách tối ưu hóa website cho ngành F&B hiệu quả

03 Ứng dụng công nghệ nên áp dụng để gia tăng doanh số

Hệ thống website đặt bàn, đặt món online

Quản lý đặt bàn: Quản lý thông tin bàn nào đang còn trống, lịch sử đặt bàn, cho phép khách hàng đặt bàn đúng thời điểm bàn đang trống.

Quản lý đặt món: Cho phép khách hàng đặt hàng online với 2 hình thức giao hàng hoặc tự đến lấy tích hợp các hình thức thanh toán online.

giai-phap-f-b-dat-ban-dat-mon-online
Giải pháp F&B – Nền tảng website đặt bàn, đặt món online cho chuỗi nhà hàng, quán ăn, cafe,…

Với nền tảng website đặt món, đặt bàn, bạn có thể:

  • Thiết kế giao diện theo yêu cầu hoặc sử dụng nền tảng có sẵn: Trang Chủ; Giới thiệu
  • Quản lý chi nhánh
  • Menu – Thực đơn
  • Đặt món online (Pickup/Giao hàng)
  • Giỏ hàng
  • Thanh toán: COD
  • Quản lý đặt bàn/Bàn đang trống
  • Quản lý tài khoản khách hàng
  • Lịch sử đơn hàng
  • Đánh giá/Feedback của khách hàng
  • Quản lý mã giảm giá
  • Báo cáo thông minh
  • Responsive trên thiết bị di động
  • Liên kết mạng social media

Phần mềm bán hàng hoặc máy POS

Hiện nay, công nghệ càng ngày càng phát triển, cho nên đối với các cửa hàng thì việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định rất nhiều dến thành công của cửa hàng.

Phần mềm quản lý bán hàng là công cụ hỗ trợ người kinh doanh quản lý dòng tiền, nhân sự, kho hàng và theo dõi tình hình kinh doanh chặt chẽ. Hiện nay có nhiều thương hiệu cung cấp phần mềm quản lý bán hàng với nhiều mức giá khác nhau.

Ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng

Ưu điểm đầu tiên khi nói về phần mềm quản lý bán hàng đó là dễ dàng truy cập, các hệ thống phần mềm POS hiện nay rất dễ dàng truy cập dựa và kỹ thuật điện toán đám mây

Với ưu điểm này thì các chủ cửa hàng có thể dễ dàng truy cập vào các hệ thống dữ liệu và giúp quản lý cửa hàng một cách rất dễ dàng với bất cứ những thiết bị nào có kết nối mạng.

Thứ hai là chí phí khi sở hữu phần mềm quản lý bán hàng rất phải chăng, phù hợp cho các cửa hàng vừa và nhỏ, kể cả những cửa hàng ăn, trà sữa, cafe,…

Thứ ba là phần mềm quả lý bán hàng có tuổi thọ rất cao so với chí phí sở hữu của nó, phần cứng và phần mềm quản lý bán hàng có thể lên tới hơn 10 năm, giúp người có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí lắp đặt lại phần mềm và không lo phần mềm bị lỗi thời.

Các thiết bị và các bộ phận của phần mềm quản lý bán hàng rất bền, khó hư hhỏng,
đặc biệt khi có trục trặc thì sửa chữa rất dễ dàng mà không cần phải mua mới, phần mềm luôn được cập nhật liên tục khi có những thay đổi cho nên bạn không phải lo việc phần mềm bị lỗi thời theo năm tháng

Như vậy, có thể nói việc ứng dụng và triển khai phần mềm bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp là điều thực sự cần thiết. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phần mềm còn đóng vai trò và thực hiện chức năng kiểm soát cùng lúc các kênh, trở thành một công cụ đắc lực dành cho mọi nhà lãnh đạo

Phần mềm tích điểm đổi quà Panda Loyalty

Phần mềm tích điểm đổi quà Panda Loyalty
Phần mềm tích điểm đổi quà Panda Loyalty, tích hợp Zalo OA

Phần mềm tích điểm, đổi quà, chăm sóc khách hàng Panda Loyalty tích hợp Zalo OA. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, dễ quản lý, giao diện thân thiện ngay trên ứng dụng Zalo, khách hàng có thể chủ động tích điểm, đổi quà nhanh chóng.

Quản lý khách hàng

Hệ thống lưu trữ thống kê dữ liệu khách hàng để trợ giúp bộ phận kinh doanh tìm kiếm, quản lý theo dõi & sử dụng thông tin khách hàng một cách hiệu quả nhất

Xếp hạng thành viên

Dựa trên số điểm tích lũy được khi mua hàng hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó khi hoàn thành sẽ phân loại khách hàng lên các thứ hạng để nhận nhiều ưu đãi đặc biệt hơn

Tích hợp E-commerce

Hệ thống tích hợp bán hàng nhanh chóng và các ưu đãi và chương trình khuyến mãi của cửa hàng với các trang thương mại điện tử như website bán hàng, Shopee, Lazada…

Tích điểm thành viên

Xây dựng các chương trình tích điểm thưởng để thể hiện sự quan tâm và ưu đãi đối với các khách hàng thân thiết, khuyến khích khách hàng quay lại và tăng thứ hạng thành viên

Đổi điểm thưởng

Hiển thị số điểm, danh sách các phần thưởng và lịch sử sử dụng điểm thưởng. Tự động cập nhật nhắc nhớ kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Tránh trường hợp khách hàng có thể bỏ xót không nhận thưởng.

Thông báo tin tức

Tiết kiệm chi phí marketing bằng cách hiển thị các nội dung, tin tức bài viết hoặc video khuyến mãi, sản phẩm mới… cũng như tiếp thị nội dung thông báo cần thiết nhanh chóng tùy chỉnh

Tích hợp mạng xã hội

Tích hợp triển khai các chiến dịch chăm sóc khách hàng, tích điểm, mua bán online ngay trên nền tảng Social Network nổi bật hiện nay như: Tiktok, Zalo, Telegram, Facebook…

Như đã đề cập ở trên, những khó khăn của doanh nghiệp xuất hiện ở vấn đề xây dựng thương hiệu, cách giữ chân khách hàng. Biến động thị trường và nhu cầu hành vi khách hàng dần chuyển qua online. Nên để khắc phục, đầu tư công nghệ cho ngành F&B là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay, và trong tương lai.

>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình tích điểm đổi quà trên Zalo đơn giản, hiệu quả

Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết nên bắt đầu từ đâu để thay đổi cho doanh nghiệp F&B của mình, liên hệ ngay Chuyển Đổi Số 365 để nhận những chia sẻ hữu ích nhé!

Chuyển Đổi Số 365 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp

– Địa chỉ: Tầng 04, QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
– Fanpage: Chuyển đổi số 365
– Hotline: 0704550073
– Email: chuyendoiso@aegona.com