Thiết kế website giới thiệu doanh nghiệp là bước đệm đầu tiên, giúp doanh nghiệp gây ấn tượng và tăng niềm tin với khách hàng. Vậy đâu là những lưu ý cơ bản khi xây dựng website doanh nghiệp?
Tiến độ hội nhập và những bước tiến mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã trở thành bàn đạp mạnh mẽ để các doanh nghiệp thay đổi, đột phá và cải tiến tự động hóa trong kinh tế. Với những ứng dụng mới này, bước đệm đầu tiên cần thực hiện là xây dựng/cải thiện website giới thiệu doanh nghiệp một cách chuẩn chỉnh nhất. Tham khảo bài viết dưới để hiểu hơn về website nhé.
>> Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế website CMS bằng WordPress đơn giản
Hiểu theo nghĩa đơn giản thì cấu trúc website chính là cách các trang của website được sắp xếp và liên kết với nhau. Cấu trúc của web sẽ thông qua việc điều hướng, dẫn dắt các liên kết. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như URL, đường dẫn, trang danh mục, sơ đồ web,…
Về cấu trúc website cũng có khá nhiều loại. Tuy nhiên, với một website giới thiệu doanh nghiệp, thì cấu trúc website cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Cấu trúc website cũng như cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp, nếu như có quá nhiều bộ phận khác nhau, dù có thể gộp lại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi điều hành và hoạt động. Khách hàng cũng không đạt được sự hài lòng tuyệt đối khi phải làm việc với những doanh nghiệp như vậy, vì họ không biết phải tìm đến phòng ban nào để giải quyết vấn đề gặp phải.
Trải nghiệm tệ hại nhất mà người truy cập sẽ phải đối mặt đó là loay hoay mãi trên trang mà vẫn chưa tìm ra được nội dung cần tìm, dù trên web có nội dung đó. Điều này chứng tỏ cấu trúc website của bạn đang quá phức tạp, phân tầng quá nhiều khiến cho người dùng gặp khó khăn khi truy cập để tìm hiểu thông tin.
Khi trang web còn mới, việc này không quá quan trọng, do số lượng trang con tương đối ít ỏi nên bạn có xây dựng cấu trúc phức tạp thì user vẫn có thể dễ dàng tìm ra bài viết mà họ muốn. Nhưng chẳng lẻ bạn có ý định tốn công sức và tiền bạc cho một trang web chỉ hoạt động vài ba tháng với số lượng nội dung ít ỏi?
Vậy nên, đừng bỏ qua việc xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO, thân thiện cho người dùng ngay từ lúc đầu nhé, đảm bảo sẽ ghi điểm không nhỏ trong bài đánh giá của Google đấy!
Tập hợp tất cả bài viết có cùng chủ về và cấu chúng thành một trang chuyên mục (cách gọi khác của danh mục) cũng là một trong những bước bạn phải làm để xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO. Tương tự, một trang web có thể gồm nhiều danh mục khác nhau, tạo thành cấu trúc 1 trang web hoàn chỉnh, rõ ràng và khoa học.
Nhưng cũng lưu ý rằng bạn phải có số lượng nội dung về vấn đề nào đó đủ sâu để gom chúng vào một trang chuyên mục. Lấy lại ví dụ về website review mỹ phẩm khi nãy nhé.
Từ đây, chúng ta liên hệ sang các trang thương mại điện tử, nơi có hàng nghìn sản phẩm khác nhau nhưng đều mang điểm chung nhất định nào đó, việc dùng trang chuyên mục là bắt buộc để đạt được cấu trúc website chuẩn SEO. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm SEO đã được đúc kết qua nhiều dự án
Một URL chuẩn thường có cấu trúc như sau:
Bạn có thể chọn bất kỳ cách đặt URL nào trong 2 cách trên, nhưng phải đảm bảo tất cả các URL website của bạn đều có cùng 1 cấu trúc.
Thể hiện rõ sự liên kết và phân tầng danh mục chính/phụ ngay trên trang chủ giúp bạn chứng minh cấu trúc website đạt chuẩn với Googlebot. Bạn chỉ cần phân chia thêm danh mục con cho các danh mục chính và thể hiện chúng ngay trên trang chủ là đã thành công. Dưới đây là một minh hoạ cụ thể để bạn hình dung rõ hơn.
UI là gì?
UI – User Interface Design, có nghĩa là “Thiết kế giao diện người dùng”. Hiểu đơn giản, UI là một tiêu chuẩn để đánh giá một thiết kế giao diện website có đủ độ thân thiện, tương tác với người dùng hay không.
Để có một thiết kế UI, người tạo cần phải lên kế hoạch, tính toán trước kích cỡ, vị trí, màu sắc,… của từng thành phần. Mục đích của công việc này là để mỗi phần của trang website phải thật thuận tiện, đẹp mắt và hấp dẫn người dùng. Tuy nhiên, chỉ những chi tiết đẹp đẽ là chưa đủ, mọi thành phần của website phải có sự thống nhất với nhau mới là một thiết kế hoàn thiện.
UX là gì?
UX – User Experience Design được hiểu đơn giản là “Thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng”. Khác với UI tập trung vào phần giao diện, UX lại tập trung vào quá trình sử dụng của người dùng trên website. Chức năng nào là cần thiết cho nhóm khách hàng mục tiêu? Làm thế nào để người dùng có thể thực hiện thao tác một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhất?… Đó là những câu hỏi mà những người thiết kế thường xuyên phải hỏi khi muốn có website chuẩn UX.
Mỗi ngành, mỗi nghề sẽ hướng đến những nhóm đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi giao diện trải nghiệm lại cần thay đổi để phù hợp, thu hút lượng người truy cập nhiều nhất có thể. Từ đó chuyển đổi người dùng thành khách hàng.
Với 2 định nghĩa trên, chắc hẵn bạn cũng đã hình dung được sự quan trọng của UI/UX với khách hàng. Cái gì càng đẹp thì ấn tượng ban đầu càng tốt.
>> Xem thêm: Dịch Vụ Thiết Kế UI/UX, Thiết Kế Website, App Mobile Tp.HCM
Một yếu tố khác góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng niềm tin và độ chân thực cho một website là thông tin về doanh nghiệp, về bạn và những đồng nghiệp. 52% người tham gia khảo sát nhận thấy thông tin giới thiệu doanh nghiệp là những điều mà khách hàng muốn thấy nhất trên trang chủ.
Không chỉ là những dòng thông tin về lịch sử thành lập, mục tiêu phát triển hay đặc điểm nổi bật của sản phẩm, thông tin doanh nghiệp là câu chuyện với những cá nhân đã sáng tạo và hình thành nên doanh nghiệp ấy. Bạn có thể đăng tải thông tin và hình ảnh, đường link về Facebook hoặc Twitter của từng thành viên quan trọng trong doanh nghiệp.
Liệt kê từ tổng thể đến chi tiết những sản phẩm doanh nghiệp đang cung cấp một cách rõ ràng, dễ hiểu nhất. Nếu có thể, hãy phân cấp sản phẩm để điều hướng người dùng, giúp họ dễ dàng tìm được những thông tin cần thiết.
Giống phần giới thiệu, ở mục này bạn cũng cần cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn gửi đến khách hàng là gì. Phân loại sản phẩm/dịch vụ càng cụ thể càng tốt. Nó vừa giúp bạn dễ quản lý những gì mình có, vừa giúp khách hàng dễ dàng tìm được những gì họ cần. Đừng quên đặt hiển thị sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi ở những vị trí nổi bật. Nó sẽ là nơi thu hút khách hàng của bạn ở lại Website của mình lâu hơn.
Cần phân làm nhiều cấp: Cấp chuyên mục tin và cấp tin bài. Mục tin tức có thể giúp bạn cập nhật những thông tin mới liên quan đến ngàng nghề của mình. Việc này vừa giúp khách hàng quan tâm đến Website của bạn nhiều hơn. Hơn hết, việc cập nhật bài thường xuyên còn là cách tự làm mới Website của mình với các công cụ tìm kiếm. Những công cụ tìm kiếm sẽ luôn “ghé thăm” Website của bạn vì nó biết đây là Website liên tục có tin bài mới.
Sau khi giới thiệu mình là ai thì dĩ nhiên bạn cũng cần cho mọi người biết bạn ở đâu. Module liên hệ giúp người quản lý nhận thông tin, phản hồi, yêu cầu từ phía khách hàng. Từ đó bạn sẽ có được hướng đi phù hợp cho công ty, doanh nghiệp của mình dựa trên những đóng góp của khách hàng.
Một tính năng không thể thiếu khi tạo website cho công ty đó là giới thiệu các đối tác, khách hàng của công ty đã và đang hợp tác. Việc giới thiệu đối tác giúp tăng độ uy tín, sự tin tưởng của khách hàng với công ty.
Để một website giới thiệu cho công ty thật sự chuyên nghiệp, cần đảm bảo những chức năng cần thiết như:
Trang chủ là một trong những trang quan trọng của website giới thiệu. Vì nó được xem là bộ mặt của công ty. Mục đích của module này là để giới thiệu công ty đến khách hàng. Nội dung giới thiệu bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, sứ mệnh & tầm nhìn, lĩnh vực kinh doanh, mô hình tổ chức của công ty,…
Những công ty kinh doanh lĩnh vực tư vấn du học, du lịch, thẩm mỹ viện,… sẽ được chú trọng hơn các yếu tố như: nội dung, hình ảnh, video. Nhằm chứng minh độ uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng ngay lần đầu truy cập.
Nhìn chung khi thiết kế trang chủ thì yêu cầu quan trọng là phải xây dựng giao diện website đẹp, mang đậm dấu ấn, phong cách riêng biệt của công ty. Đó là cách tạo dấu ấn sâu đậm vào tâm trí của khách hàng.
Hãy giới thiệu đến khách hàng của bạn về sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh. Trong module này cần hiển thị đầy đủ các thông tin, hình ảnh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trên website của bạn. Hình ảnh, thông tin càng chi tiết, dễ hiểu sẽ dễ dàng chinh phục được khách hàng.
Một tính năng không thể thiếu khi tạo website cho công ty đó là giới thiệu các đối tác, khách hàng của công ty đã và đang hợp tác. Việc giới thiệu đối tác giúp tăng độ uy tín, sự tin tưởng của khách hàng với công ty.
Khi thiết kế website giới thiệu công ty thì không thể bỏ qua phần liên hệ và hỗ trợ trực tuyến. Bạn có thể tạo form liên hệ để mọi người điền thông tin và gửi cho bạn hoặc gửi qua email của công ty. Ngoài ra bạn nên xây dựng khung chat trực tuyến, nơi có thể giải đáp những thắc mắc của mọi người một cách nhanh nhất có thể.
Hiển thị bài viết, tin tức về các hoạt động của công ty. Các tin được phân loại chia nhỏ thành nhiều chuyên mục nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng.
Để thiết kế một website tin tức, có 3 nền tảng thiết kế website phổ biến nhất là Umbraco, Drupal và WordPress
Hy vọng với những chia sẻ nhỏ từ Chuyển Đổi Số 365, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về website. Bên cạnh những tính năng cơ bản về thiết kế website giới thiệu doanh nghiệp, những sản phẩm công nghệ phục vụ cho mục đích kinh doanh, các phần mềm chăm sóc khách hàng, quản lý nội bộ doanh nghiệp,… cũng được Chuyển Đổi Số 365 tập trung chia sẻ. Các bạn cùng theo dõi nhé.
Liên hệ ngay nếu bạn đang cần tìm đối tác đầu tư cho website của mình nhé.
Chuyển Đổi Số 365 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp
– Địa chỉ: Tầng 04, QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
– Fanpage: Chuyển đổi số 365
– Hotline: 0704550073
– Email: chuyendoiso@aegona.com