Theo nghiên cứu của Microsoft, con người chỉ có khả năng tập trung trong 8 giây, vì vậy các nhà phát triển cần thông minh hơn để giữ chân người dùng. Hãy cùng khám phá những xu hướng thiết kế UI/UX mới nhất giúp bạn đạt được mục tiêu trong năm 2025. I. Xu hướng […]
Tương lai đang hướng về trí tuệ nhân tạo, và nếu bạn không chú ý đến nó ngay từ bây giờ, khả năng thương hiệu của bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đẩy lùi. Nói về cơ bản, trí tuệ nhân tạo được tạo ra để bắt chước não người, nhanh hơn và chính xác hơn dựa trên các bài toán đã được lập trình. AI tạo sinh là người trợ lý tuyệt vời cho các sản phẩm sáng tạo. Là một nhà thiết kế UI/UX, bạn hoàn toàn có thể sử dụng AI để thử nghiệm các ý tưởng mới nhanh chóng và sáng tạo hơn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng AI không thể thay thế hoàn toàn các UI UX Design mà chỉ hỗ trợ họ trong việc tạo hình ảnh ấn tượng và xử lý tác vụ.
Công nghệ AR, VR và XR đang mở ra kỷ nguyên mới cho thiết kế UI/UX. Các dịch vụ thiết kế UI/UX hiện cung cấp công nghệ như AR/VR để tích hợp trải nghiệm chân thực vào ứng dụng. Ví dụ như Home Design – một brand nội thất nổi tiếng đã ứng dụng công nghệ này vào ứng dụng di động, hiện nay người mua không chỉ có thể mua sắm dựa trên ảnh chụp thông thường, mà còn có thể xem hình ảnh nội thất 3D và bắt đầu bố trí sản phẩm sao cho phù hợp với các không gian phòng ốc
Nếu những năm trước tính năng điều khiển bằng giọng nói chỉ là một tiện ích thêm giúp đỡ được phần nhập liệu. thì sắp tới, tính năng năng này đã dần trở thành một tiêu chuẩn lý tưởng cho các app mobile chú trọng tăng trải nghiệm người dùng.
Hiện nay, hầu hết các ứng dụng và website đều tích hợp tính năng chatbot để hỗ trợ người dùng 24/7. Đến cuối năm 2021, 80%/doanh nghiệp tại nước ngoài đã sử dụng một hoặc nhiều hệ thống chatbot để chăm sóc khách hàng bước đầu tiên và định hướng nhân lực vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập chuyên môn cao hơn. Việc tích hợp công nghệ Chatbot giúp cắt giảm rất nhiều thời gian và chi phí thuê nhân sự trực hotline, CSKH.
Không chỉ các brand có xu hướng phát triển về chatbot, mà người dùng cũng cảm thấy thoải mái khi trò chuyện theo cách này. Họ sẽ nhận được phản hồi ngay lập tức, được giải quyết nhanh chóng thay vì phải chờ đợi để kết nối với một nhân viên chỉ để nhận được câu trả lời tương tự.
Bento box được lấy cảm hứng từ hộp cơm Bento Nhật Bản, xu hướng này thường tổ chức nội dung thành các phần nhỏ gọn và dễ nhìn. Windows Phone Lumia và Apple là một ví dụ kinh điển cho phong cách thiết kế này.
Mặc dù thiết kế 3D đã tồn tại từ lâu, nhưng vẫn giữ được sức hút nhờ khả năng làm nổi bật giao diện. Thiết kế này chủ yếu sẽ được vận dụng vào các phần nhỏ như nút bấm / biểu tượng để làm nổi bật thiết kế và thu hút sự chú ý của người dùng. Tuy nhiên, sự phức tạp của các thiết kế UI UX 3D lại khiến quá trình tải trang chậm hơn.
Tương tự như thiết kế giao diện web đáp ứng (responsive), tuy nhiên, thiết kế thích ứng dựa trên bố cục cố định; thay vì sắp xếp lại thông tin theo kích thước thiết bị, tạo sự nhất quán và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Xu hướng này mang đến vẻ đẹp thô sơ, tự nhiên và độc đáo cho giao diện, thường đi kèm với các yếu tố thiết kế mạnh mẽ, nổi bật.
Storytelling không chỉ là nhiệm vụ của con chữ mà còn là phụ thuộc rất nhiều vào font chữ, hình ảnh minh họa, màu sắc và hiệu ứng chuyển đổi. Nếu bạn là một thương hiệu được xây dựng từ những chất liệu tuyệt vời và muốn có một website mang đậm dấu ấn, kể chuyện qua cuộn trang là một lựa chọn tốt để xây dựng hình ảnh thương hiệu rõ nét, truyền tải mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp.
Với sự ra mắt của Apple Vision Pro, thiết kế không gian đang trở thành xu hướng tương lai, mang lại trải nghiệm sống động hơn cho người dùng. Xu hướng này bao gồm thiết kế web đáp ứng (Responsive), tương tác người dùng trên các mặt phẳng khác nhau và mang đến những trải nghiệm sống động hơn.
Với các xu hướng thiết kế UI UX trên, tính sáng tạo và ấn tượng luôn được đề cao. Tuy nhiên vẫn các nhiều brand lại đi theo hướng thiết kế giao diện tối giản. Mục tiêu của xu hướng thiết kế này nhằm loại bỏ sự rối rắm và mơ hồ, giúp ứng dụng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn (đặc biệt là với các độ tuổi không quá thành thành thạo công nghệ.
Khi hầu hết khách hàng của chúng ta dành thời gian trên điện thoại di động hoặc máy tính xách tay, chế độ tối đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Việc tích hợp chế độ tối mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, chẳng hạn như:
Xu hướng Glass Morphism đã trở lại và được Apple tái khởi động qua macOS Big Sur vào năm 2020. Glass Morphism nổi tiếng từ trước đó với việc áp dụng trong iOS 7 và Windows Vista tạo hiệu ứng kính mờ trên màn hình. Thiết kế này sử dụng nhiều lớp trong suốt, giúp các yếu tố trên giao diện trở nên nổi bật và lung linh.
Hyperrealism là phong cách thiết kế UI/UX tái tạo các vật thể và môi trường thực tế với độ chi tiết và chân thực cao. Phong cách này thường được áp dụng trong mock-up, ứng dụng, xây dựng thương hiệu và nhiều lĩnh vực khác.
Mục tiêu chính của Hyperrealism là tạo ra trải nghiệm người dùng sống động và thuyết phục, giúp người dùng cảm thấy như đang tương tác với các vật thể trong thế giới thực. Điều này đạt được qua việc sử dụng các kỹ thuật như hoạt ảnh phức tạp, mô hình 3D, và kết xuất hình ảnh chân thực.
Skeuomorphism là phong cách thiết kế mô phỏng các vật thể trong thế giới thực. Ví dụ đơn giản và dễ hiểu nhất là biểu tượng Notepad. Khi mở Windows, biểu tượng này giúp người dùng liên tưởng ngay đến cuốn sổ tay ngoài đời thực.
Phong cách này giúp người dùng lần đầu sử dụng giao diện dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn. Vào năm 2024, Skeuomorphism đang trở lại mạnh mẽ cùng với phong cách thiết kế phẳng (flat design). Sự kết hợp này mang lại chiều sâu cho các màn hình phẳng và nâng cao tính thẩm mỹ của thiết kế.
Việc sử dụng hoạt hình trong ứng dụng hoặc trang web luôn là một lựa chọn không bao giờ lỗi thời. Dù là hoạt hình 2D, 3D, truyền thống, chuyển động hay tùy chỉnh, chúng đều xuất hiện rộng rãi tạo cảm giác thích thú cho thế hệ trẻ. Ngoài ra, nhờ việc thổi hồn vào các thiết kế mà các Doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý, tăng nhận diện và đặc biệt là định hình cá tính cho thương hiệu.
Neu Morphism là xu hướng thiết kế UI mở rộng từ phong cách Skeuomorphism. Phong cách này nhấn mạnh vào chiều sâu và kích thước của các nút và biểu tượng, thường có vẻ ngoài hiện đại và tinh tế, kết hợp với một chút hiện thực.
Tuy nhiên, nếu không được vận dụng khéo léo, Neu Morphism có thể làm phức tạp trải nghiệm người dùng, khiến việc điều hướng trở nên khó khăn. Vì vậy, việc lựa chọn bảng màu và kiểu chữ phù hợp là rất quan trọng để bổ trợ chứ không sẽ làm lu mờ thiết kế.
Thiết kế Isometric ngày càng trở nên phổ biến vì mang lại hiệu ứng cao cấp ngay cả khi sử dụng những yếu tố đơn giản nhất. Phong cách này dựa trên góc nhìn 3D nhưng được trình bày trên mặt phẳng 2D, cho phép người dùng thấy các vật thể với góc nhìn chân thực.
Các thương hiệu thường sử dụng Isometric để tạo logo, biểu tượng, bản đồ, đồ họa thông tin, và kiểu chữ. Phong cách này mang lại sự sáng tạo hơn hẳn so với thiết kế phẳng, giúp người xem hình dung câu chuyện và giữ họ gắn bó với nội dung.
Theo thống kê, 91% người tiêu dùng muốn mua sắm từ thương hiệu cung cấp ưu đãi và đề xuất cá nhân hóa.
Các thương hiệu ngày nay đã hiểu rõ tâm lý này và đầu tư vào công nghệ phân tích dữ liệu người dùng. Điều này cho phép tạo ra các giao diện được tùy chỉnh nội dung theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Ví dụ nổi bật là YouTube, nơi bạn sẽ nhận được các đề xuất liên quan ngay sau khi xem một video cụ thể.
Accessibility là một yếu tố quan trọng trong thiết kế lấy người dùng làm trung tâm. Vào năm 2025, việc đảm bảo giao diện thân thiện và dễ sử dụng với tất cả người dùng sẽ được ưu tiên hàng đầu.
Các tính năng như điều hướng bằng bàn phím, trình đọc màn hình, và chế độ tương phản cao không chỉ đảm bảo tính toàn diện mà còn hỗ trợ người khuyết tật, giúp thiết bị điện tử trở thành công cụ hữu ích. Khi phát triển ứng dụng, bạn nên yêu cầu tích hợp những tính năng này để tăng tính cạnh tranh.
Không ai trong chúng ta thích phải nhớ mật khẩu, chưa kể đến việc nếu chúng ta quên pass và cặm cụi thử lại có thể dẫn đến đứt gãy hành trình khách hàng. Xu hướng thiết kế UI UX Passwordless giúp giải quyết vấn đề này. Với công nghệ mới, việc đăng nhập giờ đây có thể thực hiện qua cảm biến vân tay, nhận diện khuôn mặt, hoặc giọng nói.
Hầu hết các ứng dụng hiện nay đã tích hợp tính năng này, mang lại sự tiện lợi cho người dùng. Đồng thời, việc kết nối email hoặc số điện thoại để nhận mã OTP cũng đảm bảo an toàn khi cần.
Thiết kế bền vững đang trở thành xu hướng lớn trong ngành UI/UX. Các yếu tố như chế độ tối (dark mode), thiết kế tối giản, và màu sắc thân thiện với môi trường không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ví dụ, một ứng dụng thể dục có thể thưởng cho người dùng cây xanh ảo khi đạt mục tiêu luyện tập, tạo nên rừng ảo phản ánh nỗ lực bảo vệ môi trường.
Chuyển đổi số 365 tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế UI/UX đa nền tảng chuyên nghiệp với sứ mệnh nâng tầm trải nghiệm người dùng. Chúng tôi không chỉ theo đuổi những xu hướng thiết kế UI UX hiện đại mà còn đảm bảo mỗi sản phẩm đều mang tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và người dùng.
Chuyển Đổi Số 365 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp
– Địa chỉ: Tầng 04, Tòa Orbital (QTSC9), Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
– Fanpage: Chuyển đổi số 365
– Điện thoại: Office: (+84) 28 7109 2939. Hotline: (+84) 91 451 8869 | (+84) 83 940 5469
– Email: chuyendoiso@aegona.com